Có thể thấy, NFT đã và đang “bùng nổ” trên thế giới và tại Việt Nam như một phần của nền kinh tế kỹ thuật số. NFT hiện được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực giải trí, thời trang, sản xuất công nghiệp, bán lẻ…
Tuy nhiên, hiện NFT chưa được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới, bởi chúng giao dịch trên hệ thống blockchain. Thị trường NFT khó kiểm soát và có nhiều rủi ro từ việc không có cơ quan quản lý. Các tài sản NFT đang được định giá chỉ dựa vào niềm tin mà chưa có cơ chế phù hợp; những kẽ hở về bản quyền cùng với cơn sốt NFT như “bong bóng”… đang là vấn đề gây tranh cãi trên toàn thế giới.
Bà Nguyễn Lan Phương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông ví von rằng, NFT đang rơi vào “vùng xám” khiến cả người kinh doanh và người chơi có thể gặp rủi ro pháp lý bất cứ lúc nào. Do đó, vấn đề công nhận hay không công nhận các sản phẩm mã hóa như vật phẩm NFT, tiền mã hóa là tài sản hợp pháp rất quan trọng.
“Nếu tiến tới công nhận các sản phẩm mã hóa này là tài sản thì vấn đề đặt ra tiếp theo là chúng sẽ thuộc loại tài sản nào trong 4 loại tài sản theo Bộ luật Dân sự hiện hành là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, hay được coi là một loại tài sản mới? Dù có thể còn nhiều câu hỏi pháp lý nữa quanh vấn đề này, nhưng Nhà nước vẫn cần sớm đưa ra quan điểm rõ ràng để đảm bảo lợi ích của cả chính quyền và người dân, thay vì bỏ ngỏ như hiện nay”, bà Phương nêu quan điểm.
Còn theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI, NFT hay vật phẩm ảo không phải là vật, chắc chắn không phải là tiền, cũng không phải là giấy tờ có giá. “Tôi quan điểm nó sẽ nằm trong loại tài sản thứ tư là quyền tài sản. Tuy nhiên, hiện các bộ, ngành chưa thống nhất quan điểm. Nếu công nhận tiền mã hóa, NFT…, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều luật và văn bản pháp luật từ dân sự, đầu tư, kinh doanh, giao dịch điện tử, ngân
hàng, tới phòng chống rửa tiền…”, ông Đức nói.
Ở góc độ người trong cuộc, ông Nguyễn Thành Trung, CEO Sky Mavis cho rằng, nếu Việt Nam xây dựng những quy định và luật lệ trong đầu tư và giao dịch tiền điện tử, thì các nhà đầu tư sẽ có một tấm khiên để bảo vệ mình trong không gian tiền điện tử. Chính sách về thuế và luật sở hữu tài sản là điều cần được ưu tiên và hoàn thiện sớm. “NFT, blockchain giúp chuyển dịch từ tài sản hiện hữu sang tài sản điện tử. Đây là loại tài sản mới mang đến nhiều lợi ích về giao dịch, mua bán, luân chuyển giá trị. Điều này đỏi hòi thách thức về khung pháp lý để quản lý, hỗ trợ các loại hình kinh doanh hoàn toàn mới như vậy”, ông Trung đề xuất.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó cục trưởng phụ trách Cục Công tác phía Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ), Bộ sẽ ưu tiên triển khai chính sách thí điểm cho một vài doanh nghiệp thực hiện dự án blockchain khả thi, mang lại lợi ích rõ nét cho xã hội. Ngoài lĩnh vực tiền số và tài sản số mà Việt Nam vẫn đang thận trọng “dò đá qua sông”, các lĩnh vực khác được khuyến khích như truy xuất nguồn gốc, logistics…
Nguồn: Báo Đầu tư
Tuy nhiên, hiện NFT chưa được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới, bởi chúng giao dịch trên hệ thống blockchain. Thị trường NFT khó kiểm soát và có nhiều rủi ro từ việc không có cơ quan quản lý. Các tài sản NFT đang được định giá chỉ dựa vào niềm tin mà chưa có cơ chế phù hợp; những kẽ hở về bản quyền cùng với cơn sốt NFT như “bong bóng”… đang là vấn đề gây tranh cãi trên toàn thế giới.
Bà Nguyễn Lan Phương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông ví von rằng, NFT đang rơi vào “vùng xám” khiến cả người kinh doanh và người chơi có thể gặp rủi ro pháp lý bất cứ lúc nào. Do đó, vấn đề công nhận hay không công nhận các sản phẩm mã hóa như vật phẩm NFT, tiền mã hóa là tài sản hợp pháp rất quan trọng.
“Nếu tiến tới công nhận các sản phẩm mã hóa này là tài sản thì vấn đề đặt ra tiếp theo là chúng sẽ thuộc loại tài sản nào trong 4 loại tài sản theo Bộ luật Dân sự hiện hành là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, hay được coi là một loại tài sản mới? Dù có thể còn nhiều câu hỏi pháp lý nữa quanh vấn đề này, nhưng Nhà nước vẫn cần sớm đưa ra quan điểm rõ ràng để đảm bảo lợi ích của cả chính quyền và người dân, thay vì bỏ ngỏ như hiện nay”, bà Phương nêu quan điểm.
Còn theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI, NFT hay vật phẩm ảo không phải là vật, chắc chắn không phải là tiền, cũng không phải là giấy tờ có giá. “Tôi quan điểm nó sẽ nằm trong loại tài sản thứ tư là quyền tài sản. Tuy nhiên, hiện các bộ, ngành chưa thống nhất quan điểm. Nếu công nhận tiền mã hóa, NFT…, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều luật và văn bản pháp luật từ dân sự, đầu tư, kinh doanh, giao dịch điện tử, ngân
hàng, tới phòng chống rửa tiền…”, ông Đức nói.
Ở góc độ người trong cuộc, ông Nguyễn Thành Trung, CEO Sky Mavis cho rằng, nếu Việt Nam xây dựng những quy định và luật lệ trong đầu tư và giao dịch tiền điện tử, thì các nhà đầu tư sẽ có một tấm khiên để bảo vệ mình trong không gian tiền điện tử. Chính sách về thuế và luật sở hữu tài sản là điều cần được ưu tiên và hoàn thiện sớm. “NFT, blockchain giúp chuyển dịch từ tài sản hiện hữu sang tài sản điện tử. Đây là loại tài sản mới mang đến nhiều lợi ích về giao dịch, mua bán, luân chuyển giá trị. Điều này đỏi hòi thách thức về khung pháp lý để quản lý, hỗ trợ các loại hình kinh doanh hoàn toàn mới như vậy”, ông Trung đề xuất.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó cục trưởng phụ trách Cục Công tác phía Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ), Bộ sẽ ưu tiên triển khai chính sách thí điểm cho một vài doanh nghiệp thực hiện dự án blockchain khả thi, mang lại lợi ích rõ nét cho xã hội. Ngoài lĩnh vực tiền số và tài sản số mà Việt Nam vẫn đang thận trọng “dò đá qua sông”, các lĩnh vực khác được khuyến khích như truy xuất nguồn gốc, logistics…
Nguồn: Báo Đầu tư